Mục Lục
Triệu Vân- Triệu Tử Long- Vị danh tướng cả đời chỉ bại một lần. Trong chính sử ông được vô số người sùng bái. Được người đời sau tôn thành “thần của thần”. Nhưng trong thời đại mà ông sống lại được ít người biết đến. Không được chủ công của mình trọng dụng. Ông từng thất tiến thất xuất, hai lần cứu được thiếu chủ. Từng thề chết đi theo Lưu Bị 30 năm. Được ca ngợi là “Thường Tông Tướng Quân”.
Ông là Triệu Vân, hộ vệ đầu tiên của Lưu Bị, cùng với Quan Vũ, Trương Phi, Hoàng Trung, Mã Siêu được sử sách lưu danh là “ngũ hổ tướng”. Tuy nhiên trong sử sách không có ghi chép nào về việc Lưu Bị phong danh “ngũ hổ tướng”. Theo chính sử, Quan Vũ, Mã Siêu, Trương Phi, Hoàng Trung được Lưu Bị phong chức ngang hàng nhau (lần lượt là Tiền, Tả, Hữu, Hậu tướng quân), còn Triệu Vân chỉ là “Dực tướng quân”, chức nhỏ hơn 4 người kia.
Lưu Bị nhận xét ông rằng “Tử Long cả người gan góc”. Cả đời ông làm trọn chức trách, trọng tình trọng nghĩa, công chính vô tư, thẳng lời can ngăn. Vậy tại sao một “Thường Sơn- Triệu Tử Long” dũng mãnh, cả đời chỉ bại một lần lại khó có được sự trọng dụng của Lưu Bị, Trong “Ngũ hổ tướng” vẫn xếp sau những vị kia một bậc. Tại sao Triệu Vân cả đời cẩn trọng, lại có thể sai xót đến ba lần, thậm chí một lần xém mất mạng vì thẳng thắn can ngăn chủ công?
Triệu Vân- Triệu Tử Long- Một đời mãnh tướng:
Triệu Vân tự là Tử Long, người Chân Định, Thường Sơn. Thời Tam Quốc (theo Tam Quốc Chí) là một tướng quân có tiếng của Thục Hán. Được Lưu Bị nhận xét là “cả người gan góc”. Hình tượng Thường Tông Tướng Quân được lưu truyền rộng rãi. Triệu Vân đi theo Lưu Bị gần 30 năm, ngoài bốn lần chinh chiến, còn lấy danh Thiên Tướng Quân nhậm chức thái thú Quế Dương, lấy danh Lưu Doanh Tư Mã đóng giữ Công An. Lấy danh Dực Quân tướng quân giám sát Giang Châu. Ngoài ra, khi Triệu Vân bình định Ích Châu dẫn đến câu chuyện của Hoắc Khứ Bệnh. Ông đã khuyên can Lưu Bị trả ruộng đất lại cho bách tính. Sau khi Quan Vũ, Trương Phi tử trận bởi Đông Ngô, ông lại khuyên can Lưu Bị không nên phạt Ngô. Được hậu thế ca tụng là một nho tướng có mắt nhìn đại cục. Sau khi Triệu Vân chết, Thục Hán Cảnh Diệu bốn năm bị Thụy Hiệu đổi thành Thuận Đình Hầu.
Năm 191 sau công nguyên, các chư hầu đánh nhau, Công Tôn Việt (em trai của Công Tôn Toản) giúp Viên Thuật và Tôn Kiên cùng đánh Châu Ngang trúng tên lạc mà chết. Em trai bị giết, Công Tôn Toản quy tội cho Viên Thiệu. Đóng binh ở sông Bàn và liệt kê 10 tội của Viên Thiệu trên sách triều đình, kêu gọi các châu khác cùng bình định. Bộ tướng Thường Sơn lúc này dưới sự quản lý của Viên Thiệu sau khi bàn bạc quyết đinh phản bội lại Viên Thiệu. Đồng thời tiến cử Triệu Vân dẫn dắt nghĩa quân đến nhờ cậy Công Tôn Toản. Lưu Bị khi ấy nhậm chức huyện lệnh Cao Đường cũng đang nương tựa Công Tôn Toản. Công Tôn Toản và Viên Thiệu giao chiến, điều động thích sử Thanh Châu- Điền Khải chiếm các vùng đất lân cận Sơn Đông. Viên Thiệu dựa vào 10 vạn đại quân đi chiếm đất trước. Công Tôn Toản lên tấu đưa Lưu Bị thăng lên thành Liệt Bộ Tư Mã và phái Lưu Bị giúp Điền Khải chống Viên Thiệu. Triệu Vân đi theo Lưu Bị chuẩn bị quân sĩ xuất chinh. Dẫn đầu kỵ binh toàn quân. Hai người hợp tác với nhau, đã để cho nhau những ấn tượng tốt. Sau này vì huynh trưởng qua đời, Triệu Vân muốn xin Công Tôn Toản về quê chịu tang. Lưu Bị biết ông đi lần này sẽ không trở về bên cạnh Công Tôn Toản nữa nên nắm lấy tay Triệu Vân không nỡ chia tay. Triệu Vân từ biệt Lưu Bị nói: “chúng ta tạm thời tách ra, ta cũng sẽ không phản bội ngươi”.
– “Thế nhân chỉ biết Lữ Bố danh chấn thiên hạ, lại không biết lòng dũng cảm của Triệu Tử Long khác xa với những tên áo vải tầm thường” (trích lời: “Lưu Bị- Tam Quốc Chí“)
Năm 200 sau công nguyên, Lưu Bị bị Tào Tháo đánh bại, đến nương nhờ Viên Thiệu. Triệu Vân và Lưu Bị nhận ra nhau ở Nghiệp Thành. Tình cảm tốt đến mức cùng ngủ chung một giường. Trong lúc đó, Triệu Vân đã bí mật chiêu mộ hàng trăm binh sĩ, đồn đại ra ngoài là Tả Tướng Lưu Bị chiêu binh. Từ đó Triệu Vân đi theo Lưu Bị. Sau đó, Lưu Bị đi nhờ vả Lưu Biểu, Lưu Biểu bảo Lưu Bị đóng quân ở đất hoang, ngăn không cho Tào Tháo đánh vào Kinh Châu.
Năm 202 sau công nguyên, Tào Tháo phái Hạ Hầu Đôn, Vu Cấm lĩnh quân đánh vào. Hai bên đánh trận Bác Vọng, Lưu Bị dùng kế phục binh đánh bại quân Tào, bắt sống Hạ Hầu Lan. Hạ Hầu Lan xin Lưu Bị tha mạng, tiến cử thành quân chính.
Trận Đương Dương, Trường Bản- Một trận làm nên tên tuổi Triệu Tử Long
Năm 208 sau công nguyên, Tào Tháo một lần nữa đưa đại quân đánh về nam. Lưu Biểu đã chết, con trai ông là Lưu Tông kế vị, điều sứ giả đi đầu hàng Tào Tháo. Lưu Bị ứng phó không kịp, đưa quân chạy về Nam Giang Lăng. Mang theo những thường dân không chịu bỏ cuộc đi theo người của Lưu Bị. Lúc đó họ chỉ đi được hơn chục dặm, Tào Tháo đã mang theo binh mã đuổi đến. Trong một ngày có thể đuổi giết 300 dặm. Cuối cùng đuổi đến gần dốc Trường Bản. Lưu Bị vì bảo vệ dân chúng, bèn bỏ lại vợ con, chỉ mang theo mười người chạy về phía nam. Lúc đó, có người nói với Lưu Bị rằng Triệu Vân đã đầu hàng Tào Tháo. Lưu Bị nghe tin lập tức đánh tên cáo trạng, nói “Tử Long sẽ không bỏ ta mà đi”:
– “Tử Long và ta, hoạn nạn có nhau, tâm như sắt đá, sao có thể vì tiền bạc mà động lòng” (trích lời: Lưu Bị- Tam Quốc Chí)
Không lâu sau đó, Triệu Vân quả thật đã bế con trai A Đẩu của Lưu Bị về bên cạnh ông an toàn. Trong “Tam Quốc diễn nghĩa”, Đương Dương Trường Bản là trận đánh “thành danh” của Triệu Vân, Triệu Vân xông pha ra vào vòng vây quân Tào cứu thoát Giản Ung, My Chúc, Cam Phu nhân, Lưu Thiện; giết Hạ Hầu Ân đoạt được danh kiếm Thanh Cang; giết danh tướng Yến Minh của Tào Hồng, giết Chung Tấn, Chung Thân của Hạ Hầu Đôn; đánh lui Trương Cáp, Tiêu Xúc, Trương Nam, Mã Diên, Trương Khải; xông pha ngang dọc khắp trận Tào như chốn không người, giết cả thảy hơn 50 tướng Tào, khiến Tào Tháo buột miệng khen “Thật là một Hổ tướng!”. Trận Trường Bản đã làm nên tên tuổi vang dội của Thường Sơn- Triệu Tử Long với hình ảnh một mãnh tướng “người mặc bào trắng, cỡi ngựa trắng, xông vào đại quân Tào, máu giặc nhuộm đỏ áo bào và lưng ngựa”.
Tam Quốc diễn nghĩa mô tả việc Triệu Vân phá vây cứu A Đẩu rất ly kỳ hấp dẫn. Bà vợ Lưu đi cùng A Đẩu lại không phải Cam phu nhân (mẹ đẻ A Đẩu) mà là My phu nhân (vợ thứ Lưu Bị). My phu nhân trao A Đẩu cho Triệu Vân rồi tự sát để khỏi vướng chân ông. Khi trở về, Lưu Bị đã vứt A Đẩu xuống đất mắng: “Vì mày suýt nữa ta mất một đại tướng!”.
“Máu đỏ chan hòa áo giáp hồng,
Đương Dương ai kẻ dám tranh hùng
Xưa nay cứu chúa xông trăm trận
Chỉ có Thường Sơn- Triệu Tử Long”
(Trích bài thơ: Triệu Vân cứu ấu chúa trận Trường Bản).
Sau trận tại dốc Trường Bản, Lưu Bị bổ nhiệm Triệu Vân làm Nha Môn tướng quân. Sau trận Xích Bích, Triệu Tử Long đi theo Lưu Bị bình định đất Giang Nam Kinh Châu. Lưu Bị lại bổ nhiệm Triệu Vân làm Thiên Tướng Quân thay thế Triệu Phạm, kiêm chức trấn thủ Quế Dương.
Năm 209 sau công nguyên, khi bình định bốn quận Kinh Châu, lại triệu tập được hàng vạn người nguyện đi theo Lưu Biểu lúc trước. Lưu Bị trở thành người có tiếng nói ở Kinh Châu, Tôn Quyền lại đề nghị hai bên kết thông gia. Lưu Bị lấy Tôn phu nhân. Sau hai năm, Lưu Chương cai quản Ích Châu, vì chống lại thế lực của Tào Tháo cũng đã cầu cứu Lưu Bị, Lưu Bị liền dẫn 3 vạn quân tiến vào Ích Châu, để Gia Cát Lượng, Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân cùng những người khác bảo vệ Kinh Châu đồng thời bổ nhiệm Triệu Vân làm Lưu Doanh Tư Mã. Sau khi Lưu Bị xuất Chinh, Tôn phu nhân bắt đầu ngang ngược, nàng ta mang theo thị vệ và quan sứ đến từ Đông Ngô có nhiều hành vi không hợp lẽ. Sau khi Lưu Bị biết tin liền cho Triệu Vân nghiêm trị quan sứ. Thái độ cẩn trọng chắc chắn có thể chỉnh đốn thêm vì vậy đặc biệt giao cho Triệu Vân tiếp quản nội sự.
Tôn Quyền sau khi biết tin Lưu Bị chiếm Ích Châu, liền dẫn thuyền lớn muốn đón Tôn Phu nhân trở về, đồng thời bảo nàng ta cùng đưa Lưu Thiện trở về nước Ngô nhằm giữ làm con tin. May mà Triệu Vân và Trương Phi cùng dẫn quân đến kịp cản lại thuyền của Đông Ngô, đón được Lưu Thiện trở về. Cũng chính là điển tích “Triệu Vân vượt sông cứu A Đẩu”.
Năm 212 sau công nguyên, Lưu Bị và Lưu Chương quyết chiến, từ Gia Manh công kích thế lực Lưu Chương đồng thời điều Gia Cát Lượng dẫn binh vào Thục. Gia Cát Lượng dẫn theo Triệu Vân và Trương Phi ngược Giang Tây lên bình định các quận huyện. Cho đến Giang Châu thì binh mã chia làm hai đường. Gia Cát Lượng cùng Trương Phi đi về hướng bắc, còn Triệu Tử Long lại dẫn binh đi về Nam, theo bờ nước Trường Giang mà đi vào Giang Dương, Kiên Vi và cuối cùng tụ họp nhau ở Thành Đô. Sau khi Lưu Bị chiếm được Thành Đô, bổ nhiệm Triệu Vân làm tướng quân phò tá.
Triệu Vân- cản tiền chủ, mang đất chia cho dân:
Sau khi Lưu Bị bình định Ích Châu, có người khuyên Lưu Bị giao nhà đất trong và ngoài Thành Đô cho các tướng. Triệu Vân lại nghĩ ngược lại. “Lúc trước Hoắc Khứ Bệnh từng nói tộc Hung Nô chưa tuyệt, không cần lấy nhà. Hơn nữa nay quân địch vẫn còn, không giống Hung Nô chỉ có một nên vẫn chưa đến lúc an ổn. Bắt buộc phải đợi đến khi loạn tặc khắp nơi được bình định mới có thể cho mọi người trở về quê hương mà an cư cày cáy, trở về quê hương thâm canh nông vụ. Như vậy mới là con đường đúng đắn. Người dân Ích Châu lần đàu tiên gặp phải chiến tranh, nên trả lại ruộng đất tài sản cho bách tính để họ an cư lạc nghiệp trước sau đó mới bảo họ đi tòng quân, nạp lương khố. Như vậy mới có được lòng dân Ích Châu.” Lưu Bị liền nghe theo ý kiến của Triệu Vân.
Năm 218 sau công nguyên, Lưu Bị dẫn quân tấn công Hán Trung. Hoàng Trung ở núi Định Quân đã đánh bại Hạ Hầu Uyên, nên Tào Tháo đã tự mình dẫn đại quân đến để dành Hán Trung. Đồng thời chuyển số lượng lớn quân lương đến chân núi Bắc Sơn. Hoàng Trung cho rằng có thể nhân cơ hội đoạt lấy quân lương liền dẫn binh xuất kích. Lúc đó binh lính dưới tay Triệu Vân cũng cùng Hoàn Trung xuất kích. Nhưng quân của Hoàng Trung qua thời gian giao hẹn vẫn chưa trở lại. Triệu Vân liền nghĩ đến việc Hoàng Trung bị mai phục nên dẫn quân mình đến vòng vây của quân doanh xem xét tình hình của Hoàng Trung. Kết quả gặp phải đại quân của Tào Tháo. Triệu Quân vừa đánh với kẻ địch, đại quân bức người của quân Tào đã đến trước mặt. Triệu Vân liên tiếp đột phá quân Tào, vừa chiến vừa lui. Quân tào mặc dù bị Triệu Tử Long đánh cho phân tán nhưng vẫn có ưu thế hơn về mặt quân số liền bao vây lấy Triệu Vân. Triệu Vân thoát khỏi vòng vây, chạy vào quân doanh của quân Thục. Lúc này bộ tướng Trương bị thương, lại bị quân Tào bao vây. Triệu Vân lần nữa quất ngựa xông vào quân Tào, cứu tướng họ Trương ra, đưa ông ta về quân doanh. Lúc này quân Tào đã đuổi đến doanh trại quân Thục. Miện Dương trưởng Trương Dực đang phòng thủ rào vây thấy quân Tào truy sát liền muốn đóng cửa trấn thành. Sau khi Triệu Vân tiến vào doanh trại lại lệnh mở cửa. Sau lại lệnh cho quân Thục khua chiên đánh trống. Quân Tào thấy vậy, nghi ngờ Triệu Vân mai phục nên nhanh chóng rút đi. Lúc này Triệu Vân ra lệnh đánh trống chiến trận, tiếng vang cả trời. Lệnh cho quân Thục lấy cung tiễn bắn về phía quân Tào. Quân Tào kinh sợ chạy lấy người, kẻ bị rơi vào nước Hán Trung, bị dìm chết rất nhiều. Lần này Lưu Bị đích thân đến quân doanh của Triệu Vân, xem xét nơi xảy ra chiến sự hôm qua, cảm thán nói: “Tử Long đúng là cả người gan góc” nên đã mở yến tiệc đến hoàng hôn. Quân sĩ tôn Triệu Tử Long làm Hổ Uy tướng quân.
Năm 221 sau công nguyên, Lưu Bị xưng đế muốn tiến công Đông Ngô trả thù Tôn Quyền, giành lấy Kinh Châu. Triệu Vân khuyên can nhưng Lưu Bị phẫn nộ không nghe, tự mình xuất chinh, để Triệu Vân lại trông coi Giang Châu. Lưu Bị xuất chinh, đánh một trận Di Lăng đã đại Bại, tháo chạy về Vĩnh An. Triệu Vân dẫn binh đến Vĩnh An bảo vệ tiền chủ, lúc này quân Ngô đã lui.
Năm 223 sau công nguyên, hậu chủ Lưu Thiện kế vị. Vì Triệu Vân lúc đó ở Vĩnh An phòng vệ Đông Ngô đã giáng Triệu Vân thành Trung Hộ Quân. Chinh Nam tướng quân thành Trấn Đông tướng quân và phong làm Vĩnh Xương Đình Hầu. Sau khi bình định phía nam và liên minh với Đông Ngô. Gia Cát Lượng dẫn đầu các tướng lĩnh vào Hán Trung chuẩn bị phạt Bắc. Triệu Vân cũng theo đến Hán Trung. Đã vài năm Gia Cát Lượng xuất binh phạt Bắc truyền ra ngoài sẽ đi theo Tà Cốc để giành huyện Mi. Đồng thời lệnh cho nghi quân Triệu Vân, Đặng Chi chiếm lấy Cơ Cốc. Đại tướng quân nước Ngụy- Tào Chân dẫn đại quân phản kích. Gia Cát Lượng hạ lệnh Triệu Vân, Đặng Chi chặn quân tào ở Tà Cốc. Ông tự dẫn chủ lực tấn công Kỳ Sơn. Nhưng nghi quân của Triệu Vân, Đặng Chi binh yếu địch mạnh nên thất bại ở Cơ Cốc. Nhưng hai người vẫn tập hợp bại quân cố thủ, một phòng thủ cửa Xích Nha, một giữ lấy đất Xích Nha ý định kiềm hãm quân Tào Chân ở Cơ Cốc, không để chúng tiến về Tây. Không ngờ binh lực quân Thục do Ma Di cầm quân, tự cho mình là thông minh mà làm trái lệnh Gia Cát Lượng. Để quân Ngụy tìm được sơ hở. Tào Trương Hợp đại bại ngay trên đường. Quân Ngụy Cơ Cốc nghe tin liền dùng toàn lực tấn công. Triệu Vân lại đích thân dẫn binh cản đường đốt cầu ngăn cản truy đuổi của quân Tào vì vậy tổn thất quân nhu và nhân lực không lớn. Lần này phạt Bắc lại kết thúc trong thất bại. Gia Cát Lượng dâng sớ tự giáng ba cấp. Triệu Vân cũng xin tự giáng xuống làm trấn quân tướng quân.
Năm 229 sau công nguyên, Thường Sơn- Triệu Tử Long một đời mãnh tướng qua đời ở Thành Đô, hưởng thọ 76 tuổi. Được truy phong danh hiệu Thuần Bình Hầu. Cuộc đời Triệu Vân trọn vẹn mọi đường, ngay như Quan Vũ, Trương Phi cũng không sánh được.
Triệu Vân- Triệu Tử Long không được Lưu Bị coi trọng?
Theo tản mạn sử sách, một đời trung liệt mãnh tướng Triệu Tử Long chưa từng đổ một giọt máu ở xa trường. Giết địch vô số nhưng chưa ai đủ bản lĩnh chạm vào người ông. Đến cuối đời lại chết vì một cây kim thêu của vợ.
Trong chính sử Tam Quốc, Triệu Vân đến cuối cùng là một nhân vật như thế nào? Sách sử viết về ông rất ít. Dường như chỉ là một tướng vô danh, cũng như thủ lĩnh một nhóm bảo vệ cho Lưu Bị.
Về phương diện quân sự, Trước trận Trường Bản làm nên tên tuổi Thường Sơn- Triệu Tử Long, ông đã xông pha cứu chúa giữa đám quân Bắc Sơn, tay không đẩy lui kẻ địch. Lại trận Bắc Sơn, ông giải cứu Hoàng Trung, dùng mưu lược lấy ít địch nhiều, dùng gan dạ, dũng cảm lừa quân Tào, phòng thủ thành công rào vây. Trận Hán Trung phạt Bắc dù thất bại nhưng bằng mưu lược và dũng cảm, hạn chế tổn thất đến mức thấp nhất.
Về phương diện chính trị, ông hai lần can ngăn chủ công, cai quản nội sự, tầm nhìn chiến lượt cao vời không thua gì một mưu sĩ.
Về nhân phẩm, Triệu Tử Long một đời trung thành với chủ công, chính trực với quốc gia, với bạn bè, với quân tín.
Từ Trung Hộ Quân đến tướng quân chinh nam, tiếp đến là tướng quân trấn Đông đều là các chức vị cấp cao của quân đội không phải là chức vụ một vô danh tiểu tốt có thể đảm nhận. Tuy tài liệu sử sách của Thục Hán thất tán, không so được với sách của Ngụy, chi tiết đến múc ghi chép cả chuyện tăng phòng ngự với bọn sơn tặc. Nhưng chỉ từ phần cuối ghi chép của sử sách cũng không khó để nhận ra người tên Triệu Vân này có đủ phẩm chất cao quý của một kỵ sĩ: Khiêm tốn, vẻ vang, hi sinh, anh dũng, cảm thông, thành thật, công chính… những điều này đều tỏa sáng trên người ông. Nói Triệu Vân là một quân nhân kiểu mẫu cũng chỉ có vậy. Nếu học theo Quan Vũ, Trương Phi, khó tránh khỏi không đủ năng lực mà làm hỏng chuyện, còn có thể tầm nhìn hạn hẹp mà dẫn đến thất bại. Nếu học thêm cách hành sử của Triệu Vân, thì có đi đến đâu cũng vô cùng đáng tin cậy.
Nói Lưu Bị không tín nhiệm Triệu Vân, cả cuộc đời Lưu Bị chưa từng trọng dụng Triệu Vân cũng không chính xác. Cả cuộc đời Triệu Tử Long là một vị mãnh tướng lại còn sâu sắc đại nghĩa, có thể làm được việc lớn, còn nắm được tình hình thế sự. Quả là vượt xa các võ tướng khác. Có tầm nhìn chiến lượt đúng đắn. Vị trí của ông trong mắt của Lưu Bị và Gia Cát Lượng, có thể không sánh bằng Quan Vũ, Trương Phi nhưng tuyệt đối cũng không thua kém.
Cả đời Triệu Vân đã làm sai ba chuyện lớn:
Thứ nhất: Trước trận Trường Bản đã một mình cưỡi ngựa đi cứu thiếu chủ. Trong “Tam Quốc Chí- Truyền thuyết Triệu Vân”- Tiền chủ bị Tào truy đuổi đến Đương Dương, Trường Bản, bỏ lại thê tử chạy về Nam. Triệu Vân ôm theo đứa bé yếu đuối là hậu chủ- A Đẩu, bảo vệ Cam phu nhân mẹ con đều an toàn. Tuy cứu được hậu chủ và Cam phu nhân, Triệu Vân cũng được Lưu Bị phong làm Môn Nha tướng quân, nhưng trong trận Trường Bản, Triệu Vân thật sự đã thất trách. Lưu Bị bỏ lại thê nhi chạy về Nam, chức trách Triệu Vân là bảo vệ an toàn cho Lưu Bị. Lưu Bị chạy về Nam mang theo Trương Phi, Gia Cát Lượng, Triệu Vân làm hi vọng. Lưu Bị vì đại cục mà suy nghĩ ngay đến vợ con cũng không cần, giữ lại những mãnh tướng để sau này có thể “Đông Sơn tái khởi” nhưng Triệu Vân tài trí dũng cảm lại không nhìn thấy điểm này.
Thứ hai: Lưu Bị để Triệu Vân tiếp quản nội sự thực chất là để canh chừng Tôn phu nhân, nhưng lại để Tôn phu nhân mang Lưu Thiện trốn đi, may mà Trương Phi kịp phát hiện cướp A Đẩu về. Trong ghi chép của “Vân Biệt Truyện”: nữa đường Triệu Vân và Trương Phi đuổi kịp Tôn phu nhân. Trong “Hán phổ xuân thu” có ghi: Gia Cát Lượng phái Triệu Vân chặn đường Tôn Phu nhân. Từ hai đoạn ghi chép này có thể thấy dù là Trương Phi và Triệu Vân hay Gia Cát Lượng phái Triệu Vân đuổi theo. Triệu Vân đều phải chịu trách nhiệm không làm tròn chức trách. Lưu Bị giao Triệu Tử Long tiếp quản nội vụ, cũng chính là giao A Đẩu cho Triệu Vân. May mà có hỗ trợ của Trương Phi và Khổng Minh, không thì Triệu Vân đã gây ra họa lớn, ảnh hưởng đến thế cục của Thục-Ngô.
Thứ ba: Triệu Vân trước mặt quần thần ngăn chặn Lưu Bị phạt Ngô. Lưu Bị không giết ông đã là vô cùng nhân đạo. Sau khi Lưu Bị xưng đế, muốn đánh Đông Ngô dành lại Kinh Châu, báo thù cho Quan Công và Trương Phi. Quan viên Thục Hán rất ít người dám khuyên can Lưu Bị. Triệu Vân là một trong số ít đó. Trong “Vân biệt truyện”, Tôn Quyền lấy mất Kinh Châu, Lưu rất phẫn nộ muốn đoạt lại. Vân can ngăn nói kẻ địch của đất nước là Tào Tháo không phải Tôn Quyền. Diệt Ngụy trước Ngô tất sẽ phục. Tào Tháo chết, Tử Phi cướp ngôi vì lòng dân mà đã sớm có kế hoạch, nghĩa sĩ Quan Đông nhất định phải có kế sách lương thảo, không nên quên Ngụy mà đánh Ngô trước. Binh thế giao nhau không thể giải quyết. Tiền chủ không nghe, tiến quân Đông Ngô, Để Triệu Vân lại trấn thủ Giang Châu. Triệu Vân dũng cảm can ngăn Lưu Bị đang tức giận có thể thấy lòng trung thành với chủ nhân của ông. Nhưng Triệu Vân lại làm trái ý chỉ của Lưu Bị trước mặt mọi người. Điều này chính là kháng chỉ bất tuân. Lưu Bị không giết Triệu Vân mà để ông ở lại trấn thủ Giang Châu. Đến Gia Cát Lượng cũng không dám khuyên Lưu Bị, chỉ có thể cảm thán: Pháp Chính đã mất, nếu không chắc có thể ngăn cản bệ hạ phạt Đông.
Lưu Bị không trọng dụng Triệu Vân cũng có ba nguyên nhân:
Thứ nhất: Triệu Vân có lòng dũng cảm vô song, lại một mực trung thành với Lưu Bị. Lưu Bị muốn giữ Triệu Vân lại bên mình để làm bề tôi bảo vệ gia quyến.
Thứ hai: Trước khi Lưu Bị chết có nói: Triệu Vân không giỏi về đánh chiến liên hợp. Lưu Bị hiểu người, biết cách dùng người. Trước khi chết đã giao binh quyền cho Khổng Minh, giữ thế lực cho nước Thục.
Thứ ba: Khi Triệu Vân bảo vệ Lưu Bị, Lưu bị đã đánh giá rằng “Tử Long cả người gan góc”. Lưu Bị xem trọng Triệu Vân nhưng Triệu Vân lại không có kinh nghiệm giao chiến. Dù chính chiến trăm trận nhưng kinh nghiệm thống lĩnh quân chưa đủ. Mà Lưu Bị xem trọng thanh bảo kiếm đắc lực này như tấm bùa hộ mệnh cho ông. Lưu Thiện đánh giá Triệu Vân: “Khi xưa Vân theo tiên đế trải nhiều khó nhọc, khi trẫm còn nhỏ dại bước đường gian nan, nhờ cậy lòng trung vượt được nguy hiểm ban cho thụy hiệu để tỏ rỏ công lớn, người ngoài chớ dị nghị” (trích lời: “Lưu Thiện- Tam Quốc Chí”).
Một đời anh hùng, cuối cùng cũng được hậu thế lưu danh.
[Luận Tam Quốc]- Phượng Sồ- Bàng Thống- Cuộc đời một mưu sĩ đại tài