Mục Lục
Cách chọn vị trí câu theo địa hình, hướng gió, dòng chảy- Cẩm Nang Câu Cá Nước Ngọt Cho Người Mới Phần 2. Ở cẩm nang câu cá phần 1 mình đã giới thiệu cách coi ngày giờ, con nước, thủy triều để lựa chọn ngày đi câu có hiệu quả nhất. Phần 2 mình sẽ hướng dẫn cách chọn vị trí câu theo địa hình, hướng gió, dòng chảy và những kỹ năng cơ bản nhất cho người mới câu.
1. Chọn địa điểm câu theo hướng gió và dòng chảy:
Để có thể có một buổi câu cá tốt thì lựa chọn điểm buông cần, vị trí câu là cực kỳ cần thiết. Không phải các vị trí có lượng cá sinh sống hay săn mồi, kiếm ăn giống nhau. Có những khu vực tập trung rất nhiều cá lại có những khu vực chỉ có vài con cá đang quanh quẩn. Vậy làm sao để biết được cá tập trung nhiều chổ nào để thả câu?
Chúng ta cần tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến độ tập trung của các loài cá ở một khu vực nào đó. Trong những ảnh hưởng đến khu vực tập trung của cá, thì gió chính là khởi nguồn của những thứ gây ảnh hưởng lên tập tính của đàn cá. Vì thế, cần quan tâm đầu tiên là sức gió. Bởi gió có khả năng tạo ra những dòng chảy có thể mạnh mẽ như dòng chảy của sông ngòi.
Thông thường thì mỗi vị trí nào đó sẽ có 2 dòng chảy của nước, 2 dòng chảy này ngược chiều nhau cùng 1 thời điểm và địa điểm. Với dòng chảy tạo bằng sức gió trên mặt nước rất dễ nhìn thấy, bởi nó sẽ kéo phao trôi đi khá nhanh, còn dòng chảy phía dưới thì rất khó cảm nhận nếu bạn chưa có kinh nghiệm tiếp xúc nhiều với nó.
Ảnh hưởng của dòng chảy đến việc kiếm ăn của các loài cá là rất lớn, dòng chảy có thể thay đổi ngay cách kiếm ăn của các loài cá. Các loài cá sẽ bơi ngược dòng để đón bắt mồi chứ không phải đứng tại chổ tung tăng ăn mồi bả mà cần thủ ném xuống, điều này rất giống các loài cá ở ngoài sông. Đây chính là cách để bạn có thể nắm bắt được những khu vực có cá, hãy định vị vị trí cá đang sống và săn mồi theo dòng chảy và theo đó chọn vị trí quăng mồi câu cho chính xác.
Ảnh minh họa 1: Theo ảnh số 1 bạn sẽ thấy gió thổi từ trước mặt cần thủ, đồng thời sẽ tạo một dòng chảy trên mặt nước từ ngoài vào trong bờ. Dễ thấy là đàn cá nhỏ sẽ nép sát vào bờ và từ đó chúng đón mồi theo chiều ngược của dòng chảy. Và bên dưới đáy nước cũng sẽ có 1 dòng chảy khác chảy ngược với hướng trên mặt nước, và các loài cá lớn ăn đáy cũng tương tự, sẽ bơi ngược lại để đến đầu dòng chảy và kiến ăn. Với trường hợp này câu ở cuối hướng gió và gần bờ sẽ tốt hơn.
Ảnh minh họa 2: Ở ảnh này thì luồng gió đi từ phía sau lưng cần thủ, khi đó dòng chảy trên mặt nước được tạo ra từ sức gió sẽ xuất phát từ phía người câu đến cuối bờ bên kia, đồng thời phía dưới đáy nước sẽ có dòng chảy từ ngoài hướng vào bờ, có nghĩa là đàn cá lớn ở đáy hồ thì sẽ kiếm ăn ở cuối bờ bên kia. Lúc này thì câu sang bờ bên kia với cần dài là giải pháp.
Ảnh minh họa 3: Hướng gió thổi ngang phía trái hay phía phải của người câu. Đây là trường hợp phiền phức nhất khi câu. Giải pháp lúc này là dò cá để biết chúng đang tập trung ở đâu.
2. Chọn vị trí câu theo địa hình và các yếu tố tự nhiên của từng điểm câu:
Ngoài thính, mồi câu ra thì ai cũng biết điều quan trọng tiếp theo đó là vị trí câu. Chọn được nơi có nhiều cá, luồng cá đi ăn mạnh, thì chúng ta đã thắng tới 70% cuộc chơi đầy may rủi này. Tuy rằng nắm rỏ các kỹ thuật cũng chỉ nắm được khoảng 70% khả năng lên cá. Nhưng chọn đúng vị trí buông cần sẽ mang lại hiệu quả cao hơn nhiều.
– Tán cây:
Thât không quá khó hiểu khi tán cây to bóng cây đổ suống hồ theo hướng gió thổi. là nơi tụ cá và cá lại ăn mạnh. Bởi cây thì hoa lá quả hạt đều là những thức ăn tự nhiên quen thuộc với loài cá. Tán cây cũng là nơi che bớt đi ánh nắng chói trang ngày hè. Lớp đệm lá cây là lớp mùn hữu cơ lót hồ vừa là nơi cá thường tụ, và cũng lại là thức ăn cho cá và những loại mồi của cá như ốc giun trùn chỉ các loại. Hoa và quả hạt từ cây rơi suống hồ cũng thế. Nên đến hồ thấy những chỗ bóng cây đổ ra hồ là chỗ rất đáng để thả câu rồi.
– Cống nước ra, nước vào của hồ:
Nếu mực nước ở chỗ này không quá nông, tức là sâu khoảng 1m nước trở lên. Thì đây là những nơi cá tụ và bơi qua bơi lại, kiếm thức ăn rất nhiều. Nơi nước vào thì cá ăn mạnh bởi dòng nước chảy từ nơi khác đến đem theo thức ăn cho cá. Dù là cá công nghiệp hay cá sông đều đã ngấm vào bản năng. Chúng cảm nhận được dòng nước di chuyển như thế nào. Chúng chọn dòng nước để săn mồi đón mồi. Vậy nên câu ở những địa điểm này chắc chắn sẽ có cá. Cá sẽ nhanh bắt mồi và lao tới ổ thính.
– Nơi cuối gió và giữa gió khoảng lặng của hồ:
Ra hồ thấy sóng lăn tăn. Cuối gió và giữa gió bao h cũng là nơi cá ăn mạnh nhất. Sóng được tạo ra bởi gió. Trời có gió sóng lăn tăn cá đi ăn mạnh bởi nguồi nước ở tầng mặt cung cấp cho cá đủ ô xi để không phải nổi lên hớp không khi. Có nhiều thời gian để lặn sâu dưới đáy hồ lùng sục thức ăn hơn. Dù vậy góc hồ cuối chiều gió là GÓC CHẾT của hồ. Nước chỗ này bẩn váng đọng vô cùng nhiều ở cái góc cuối gió này. Cá không ăn mồi và cũng thường không tụ ở chỗ này. Chỉ có mấy con cá nhỏ vs chép ông táo ngố nổi lên đớp váng bẩn chứ cá to không đến những chỗ này.
– Khoảng lặng của hồ thì sao:
Có bao h các bác ra hồ rồi nhìn thấy hồ nổi sóng lăn tăn mọi chỗ. bỗng có chỗ. góc hồ ? giữa hồ không có sóng. ngay dưới tán cây. nước phẳng lặng xanh nhẹ rất hay gặp ở hồ hình chữ L chứ U có đảo ở giữa hồ/ Sao không thấy ai thả câu chỗ đó. Đó là chỗ tụ cá. Chỗ thường gặp nhất luôn mà anh em lại cứ hay bỏ qua. phóng lục ra giữa làn nước sóng to nhìn không thấy mũ phao mà ôm cần. Lạ vậy chứ. Thả thính ra cần chỗ này, CHẮC CHẮN CÓ CÁ. Nhưng nước đẹp như thế có cá. Khẳng định luôn là chỗ đó có cá, dù có cái gì ở đó.
Đi câu cần thủ phải tổng hợp rất nhiều yếu tố để xác định thời điểm và chỗ cá ăn: Nhiệt độ, áp suất khí quyển, gió, mây mưa và nhiều yếu tố khác nữa. Nhưng quan trọng nhất là gió và nhiệt độ. Nhiệt độ càng cao ô xi trong nước càng thấp cá sẽ lừ đừ không hoạt động nhiều, không hoạt động nhiều thì nó không có nhu cầu cần ăn nên sẽ không ăn mồi. Vậy thì đi câu phải tránh những chỗ có bóng nắng. Thả câu chỗ có bóng râm Nước sâu. Mình ngồi chỗ nắng quăng ra chỗ râm cũng được nhưng cá nó sẽ ở chỗ râm mát. Vậy nên chỗ nào nắng chói trang yếu gió nước nông không thả câu.
– Theo mỗi mùa cá sẽ có tập tính khác nhau.
Ví dụ như mùa xuân mùa hè mùa thu. Khi trời sáng sớm hoặc chiều tối là thời điểm cá đi ăn mạnh. Cá đi ăn ở những chỗ như em đã nói trên. các bác nên thả cần và ngồi giật cá. Còn mùa đông thì sao. hoặc khi trở trời mưa rào thì sao?
Hãy tìm những cái cọc. Những chỗ hang hốc mà có cây ? khối bê tông ? cái gì đó chím dưới nước mà cá có thể tựa vào chui rúc vào. Gần cống nước ra nước vào. Dưới tán cây, Hay có đám lục bình có chuồng bèo, bè rau muống . Nước sâu. Yên tĩnh và không phải là góc hồ cuối gió. Thả câu dễ đụng hàng lắm. Bởi cá thích những chỗ như vậy. Dễ kiếm ăn, dễ ẩn nấp, và thói quen thường tụ lại của chúng là ở những vị trí như thế.
Nhìn nước đoán cá: Một kĩ thuật mà nó liên quan để cảm nhận của cần thủ. Ra hồ bác nhìn chỗ này nước xanh. Có tăm, có cá quẫy. Có chép vật đẻ. bác thả thính buông câu \Chuẩn hơn sách giáo khoa. Đây là chỗ nhiều cá. và nếu có chúng sẽ tìm đến ăn mồi ngay. cho các bác cơ hội cho chúng vào rọ đấy. Thấy chỗ đẹp như vậy thì phái xí ngay nhé.